0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

Bé nghiện mút tay, phải làm sao?

Bé nghiện mút tay, phải làm sao?
Bé nghiện mút tay, phải làm sao?
Chắc hẳn rất nhiều mẹ đã từng trải qua cảm giác “muốn điên đầu” mỗi khi bắt gặp bé yêu đang say sưa ngậm mút ngón tay một cách ngon lành. Hành động này mang ý nghĩa gì và thói quen đó có thực sự “đáng nguy” như mẹ vẫn lo ngại?

Theo các chuyên gia về tâm lý trẻ em, mút ngón tay được xem như một trò chơi thú vị giúp trẻ thư giãn và thỏa mãn cơn nghiền ti mẹ. Khi mút tay, bé thường có cảm giác an tâm và vui vẻ, dễ chịu. Nhiều mẹ cũng phải công nhận rằng, việc mút tay giúp trẻ bớt quấy khóc và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Nhờ đó, mẹ cũng tranh thủ được thời gian nghỉ ngơi và làm các công việc nhà.

Hầu hết trẻ em đều sẽ xuất hiện thói quen mút tay khi được 2-3 tháng tuổi. Ban đầu, bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần chỉ đưa và ngậm mút một ngón tay cái. Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự phát triển bình thường của não bộ trẻ, giúp trẻ tìm tòi và khám phá xung quanh. Hành động này còn có tác dụng kích thích các cơ quan xúc giác và vị giác, giúp bé phát triển hệ thần kinh và “rèn luyện” khả năng ti mẹ tốt hơn.

Thế là mẹ có thể yên tâm rằng đây là một điều hoàn toàn bình thường ở bé yêu của mình rồi nhé. Trong đa số các trường hợp, thói quen này cũng sẽ dần mất đi khi trẻ bắt đầu lớn hơn. Tuy nhiên, một số ít trẻ vẫn còn duy trì thói quen này đến tận khi 3-4 tuổi hoặc tận khi đi học nếu bố mẹ không can thiệp hoặc can thiệp không đúng cách.
 

Vậy khi bé mút tay, cha mẹ phải làm gì?

Có nhiều ý kiến cho rằng, không nhất thiết phải bắt trẻ từ bỏ “thú vui” của mình ngay lập tức. Nếu cha mẹ quá nghiêm khắc và dùng các cách như: đánh mạnh vào tay bé, bôi ớt hay thuốc đắng vào tay… có thể không có tác dụng mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình “khám phá thế giới” cũng như phát triển tâm lý của trẻ

Mẹ cũng cần biết rằng, ngón tay mà trẻ đang ngậm chính là con đường lý tưởng để đưa vi khuẩn, virus vào cơ thể còn non nớt của trẻ. Do đó, thay vì để bé ngậm mút đến mòn vẹt cả ngón tay, mẹ hãy thay cho bé một núm vú giả để đảm bảo vệ sinh hơn nhé. Việc cai ti giả về sau cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc yêu cầu bé không mút tay nữa đấy!

Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý chọn mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất liệu an toàn cho sức khỏe của bé nhé. Để không lo ảnh hưởng đến răng miệng về sau, các mẹ có thể cho bé sử dụng núm ty giả ChuChuBaby của Nhật Bản.
 
Núm ty giả ChuChuBaby số 1 và số 2

Sản phẩm được thiết kế đặc biệt nhằm giúp bé hạn chế mút tay mà vẫn đảm bảo sự phát triển tự nhiên của vòm miệng như: núm vú mỏng giảm áp lực lên răng trước và quai hàm; đảm bảo vùng không gian phía trên lưỡi; vừa khít với hàm răng của bé… Núm ty giả ChuChuBaby đã được chứng nhận của cơ quan nha khoa Đức, các mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi cho bé sử dụng.

Khi cho bé sử dụng núm ty giả, mẹ cần nhớ thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ núm ty cho bé nhé. Cũng không nên để bé sử dụng ty giả trong thời gian quá dài. Khi bé được 6 tháng thì nên hạn chế dần và khi được 8 – 9 tháng thì nên cai núm ty giả cho bé được rồi đấy các mẹ ạ.

Việc giúp con từ bỏ thói quen mút tay không hẳn là chuyện dễ dàng, nhưng bằng sự nhẹ nhàng và khéo léo cùng tình yêu thương con vô bờ, chắc chắn cả hai mẹ con sẽ cùng thành công./.

Xem thêm thông tin sản phẩm: Núm ty

*
Website:  
https://chuchubaby.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuchubabyvn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC_jqohP7DTCUxL9vyI2J34A
 
Đăng ký nhận tin: