0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

Có nên cho trẻ bú đêm nhiều? Cai ti đêm cho bé như thế nào?

Có nên cho trẻ bú đêm nhiều? Cai ti đêm cho bé như thế nào?
Có nên cho trẻ bú đêm nhiều? Cai ti đêm cho bé như thế nào?
Bé được mấy tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé ngủ thẳng giấc mà không cần ti đêm? Ngược lại, bé nghiện ti đêm có tốt không? Cập nhật thêm kiến thức nuôi con cùng ChuChuBaby nào.

Liên quan đến vấn đề giấc ngủ và bữa ăn đêm của em bé thường có hai tình trạng mà các mẹ thường gặp phải và băn khoăn không biết nên làm thế nào cho đúng đó là:

- Bé ngủ nhiều, không thức dậy ăn vào ban đêm nên mẹ thường lo bé bị đói, thiếu năng lượng sẽ không tăng cân được hoặc là đánh thức bé dậy thì bé sẽ quấy khóc thì không biết có cần thiết bắt bé dậy ăn không?
- Bé ngủ không yên giấc, thức nhiều lần trong đêm tìm ti mẹ. Liệu việc đó có làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé không, mẹ có cần cai ti đêm cho con không?

Việc cai bú đêm và cho bé ngủ xuyên đêm không xác định thời điểm cụ thể nào cả mà tùy thuộc vào tình trạng thực tế của từng em bé. Không có sự so sánh giữa em bé này và em bé khác cũng không có quy định bắt buộc thời gian nào cả.

Để biết khi nào là thời điểm thích hợp thì mẹ cần nắm bắt tần suất ăn và bú bình thường của bé theo tháng tuổi. Dựa vào đó để điều chỉnh việc ăn ngủ của trẻ sơ sinh cho hợp lý.

Trường hợp 1: Bé ngủ xuyên đêm không bú

Bé sơ sinh trong 2 tháng đầu đời sẽ ăn nhiều bữa, ngủ nhiều giờ nhất và thức dậy từ 1 - 2 lần trong đêm để bú sữa.

Bé từ 2 – 4 tháng thức dậy khoảng 1 lần trong đêm để bú sữa.

Bé trên 4 tháng tuổi không cần thức dậy ăn thường xuyên vào ban đêm nữa, có thể ngủ một giấc dài 7 tiếng đồng hồ. Nếu em bé không đói, không có nhu cầu thức dậy ăn thì mẹ không cần đánh thức bé.

Có nên cho trẻ bú đêm nhiều? Cai ti đêm cho bé như thế nào? (1)


Như vậy, chiếu theo độ tuổi, nếu bé dưới 2 tháng tuổi thì ban đêm mẹ đánh thức cho bé bú sữa 1 – 2 lần. Còn sau 2 tháng tuổi thì có thể dậy ăn 1 lần hoặc có thể không  thường xuyên hoặc giảm dần số lần ăn đêm của em bé. Vào ban đêm các hoạt động trao đổi chất diễn ra chậm, các hooc môn tăng trưởng lại diễn ra nhiều nên việc ngủ vào ban đêm rất tốt cho sự phát triển của em bé. Mẹ không cần lo lắng việc em bé bị đói, bị lả người, bị mệt. Ban ngày nếu bé không ăn đủ lượng sữa cần thiết thì đêm sẽ khóc đói đòi ăn. Còn nếu bé ngủ xuyên đêm tức là bé đã nhận đủ lượng sữa rồi, cữ bú đêm là không cần thiết.

Chỉ có những em bé sơ sinh trong tháng đầu tiên khi nếp ăn, nếp ngủ của bé chưa quen, nhu cầu không rõ ràng trong khi nhu cầu về năng lượng để phát triển lại cực kỳ cao thì mẹ cần điều chỉnh để bé ăn nhiều hơn. Cần ăn 8 – 12 cữ sữa/ngày nên sẽ phải ti sữa cả vào ban đêm.

Trường hợp 2: Bé bú nhiều lần trong đêm

Nếu bé bú nhiều vào ban đêm thì làm thế nào? Trường hợp này cũng cần dựa vào tình hình thực tế việc dậy bú của bé.

Nếu đêm bé dậy bú và bú được lượng sữa nhiều như mọi cữ trước đấy, chẳng hạn ngày bú 120ml rồi đêm cũng bú lượng như vậy mới dứt sữa, mới thấy dễ chịu và ngủ có nghĩa là bé bị đói. Mẹ cần duy trì việc cho bé bú đêm hoặc là tăng lượng sữa bé bú vào ban ngày để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong ngày của con. Khi bé ăn no đủ sữa rồi thì đêm có thể không dậy đòi bú nữa.

Có nên cho trẻ bú đêm nhiều? Cai ti đêm cho bé như thế nào? (2)


Nếu đêm mà bé dậy bú lắt nhắt, bú khoảng 20 – 30ml thì nhả ti và ngủ tiếp hoặc là chỉ ngậm ti mẹ thì mẹ cần có kế hoạch cai ti đêm cho bé. Việc ti đêm này có thể do bé bện hơi mẹ, thiếu cảm giác an toàn hoặc có sự khó chịu về đường tiêu hóa và do cách chăm sóc trẻ của mẹ.

Trong tháng đầu đời, mọi tiếng khóc của bé nhiều mẹ cho rằng đó đều là do bé đói, và khi cho bé ti mẹ hoặc ti bình là bé nín càng khiến mẹ tin vào điều đó. Nhưng thực tế không phải vậy. Lúc này mọi cảm xúc, nhu cầu, phản ứng của em bé với bên ngoài đều thể hiện bằng tiếng khóc và hoạt động mút mát là phản xạ bản năng của bé để cảm thấy thoải mái hơn, có cảm giác an toàn hơn.

Thói quen chăm sóc bé như vậy khiến bé cũng hình thành thói quen ăn “vặt”, mỗi lần chỉ bú được rất ít sữa rồi lại nghỉ giữa chừng và một lát sau lại khóc đòi bú. Ban ngày cứ 1 – 1,5 tiếng bé ăn một lần thì ban đêm chắc chắn bé cũng sẽ thức dậy nhiều lần đòi ăn.

Như vậy chúng ta đã vô tình tạo thói quen ăn nhiều lần, ăn lắt nhắt cho bé cả vào ban đêm.

Thêm nữa, việc cho bé ngậm ti mẹ hay ti giả để ngủ cũng hình thành thói quen phụ thuộc, phải ngậm ti mới đi ngủ, tỉnh dậy là phải tìm ti, nghiện ti. Bởi vậy, ngay từ sau tháng đầu các mẹ đã phải điều chỉnh để hạn chế việc hình thành thói quen xấu này của bé.
Có nên cho trẻ bú đêm nhiều? Cai ti đêm cho bé như thế nào? (3)
 


Chia các cữ sữa theo giờ đảm bảo nhu cầu ăn của bé và đưa bé vào nề nếp. Nếu bé khóc 5, 6 lần thì chỉ dỗ bé bằng cách cho bú 1, 2 lần thôi, còn lại có thể ôm, ru, nựng con... Nắm bắt, theo dõi giờ giấc ăn ngủ của con để nhận biết và tìm nguyên nhân đúng khi bé khóc mà không phải là do đói.

Cách tập cai ti đêm cho bé

Khi bé được 6 tháng mẹ nên giãn dần rồi cai ti đêm cho con. Nếu mẹ nhận thấy bé ti đêm chỉ là theo thói quen và để tìm kiếm cảm giác an toàn mà không phải do đói thì nên có kế hoạch cai bú đêm cho bé. Điều này tốt cho sự phát triển của em bé và mẹ có thêm điều kiện để nghỉ ngơi.

Lưu ý khi cai ti ban đêm cho bé:

- Kéo dài dần thời gian giữa các cữ sữa ban ngày: 3 – 4 tiếng cho bé bú một lần
- Cho bé ăn theo cữ theo giờ, dừng việc tùy tiện cho bé bú một cách lắt nhắt
- Khi cữ bú trùng với cữ ngủ thì cho bé bú đủ 15 phút như cữ bú bình thường rồi dừng lại dỗ cho bé ngủ chứ không để bé ngủ say rồi mới rút ti ra.
- Khi mới cai ti mẹ nhất là những em bé đang bị phụ thuộc vào ti mẹ có thể sẽ quấy khóc nhiều nhưng mẹ hãy dỗ bé bằng những cách khác chứ tuyệt đối không cho bé bú. Có thể sử dụng ti giả hỗ trợ nhưng cũng không nên lạm dụng.
- Tìm đến sự hỗ trợ của người thân
- Cai ti đêm phụ thuộc vào tình hình thực tế của con mình, không thể giống với các em bé khác.

*
Đăng ký nhận tin: