0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả vì bé gắt ngủ, mút tay?

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả vì bé gắt ngủ, mút tay?
Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả vì bé gắt ngủ, mút tay?
Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả khi mà nhiều người nói ngậm núm ti giả gây hô, làm xấu răng? Những lợi ích của ti giả sẽ gỡ rối cho băn khoăn của mẹ.

Thực sự mà nói các mẹ bỉm sữa thời nay nếu đến giờ mà vẫn còn nghĩ rằng ngậm núm ti giả gây hô, gây vẩu, gây nhiều tác hại là hoàn toàn không có căn cứ và chưa có sự tìm hiểu thực tế về sản phẩm. Có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không nhất là khi bé hay gắt ngủ, nút tay? Nên, đặc biệt là với bé sơ sinh vì những lợi ích sau đây:

1. Ngậm núm giả giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Bé hay gắt ngủ, môi trường nhiều tiếng ồn khiến bé khó ngủ hoặc dễ bị giật mình tỉnh giấc, hay thức giấc giữa đêm khó ngủ lại là những rắc rối khiến nhiều bà mẹ mệt mỏi thậm chí stress. Cách xử lý của các mẹ theo kinh nghiệm của số đông và kinh nghiệm bản năng đôi khi cũng dở khóc dở cười.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả vì bé gắt ngủ, mút tay? (1)

Nhiều mẹ có thói quen khi bé thức giấc khóc quấy là nhét ti cho bé bú. Bé ngậm bú sẽ nín khóc và ngủ trở lại. Cách làm này thực sự sai lầm ảnh hưởng đến các giai đoạn sau này như là ăn dặm, cai sữa. Trẻ con căng thẳng, khóc quấy thường có một phản xạ bản năng là mút mát. Hành động này là cách bé tự trấn an mình và ru mình vào giấc ngủ. Thế nên dễ thấy khi bé mút tay, ngậm mút ti mẹ sẽ dễ ngủ.

Mút tay có hại cho răng miệng sẽ được đề cập đến ngay sau đây. Còn ngậm ti mẹ thì quả thực có nhiều sự lầm tưởng. Có mẹ nhận định con không bú mẹ là không ngủ được. Thực ra bé chỉ cần mút mát chứ không phải có nhu cầu ăn thực sự. Đó là lý do bé hay chóp chép miệng như đòi ti mặc dù chỉ vừa ăn no xong.

Việc bé ăn vô thức khi không đói khiến bé không hiểu được cảm giác và nhu cầu tự nhiên của cơ thể. Đây sẽ là trở ngại lớn khi bé học ăn dặm sau này. Việc bé mơ màng vừa ngủ vừa bú cũng rất dễ bị sặc sữa. Những điều này sẽ không xảy ra khi mẹ cho bé dùng núm ti giả, giúp bé vừa được ngủ ngon vừa không cần phải mút tay hay bú mẹ, mẹ cũng đỡ vất vả hơn khi chăm sóc bé. Thế nên, nếu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả thì các mẹ có con nhỏ hay cáu ngủ, quấy khóc, ngủ không sâu giấc sẽ vote đầu tiên.

2. Ngậm núm ti giả hỗ trợ phát triển răng miệng cho bé

Sợ bé bị hô, răng mọc lệch nên nhiều mẹ dù muốn con ngủ ngon nhưng vẫn băng khoăn có nên cho trẻ ngậm ti giả. Ngậm núm giả không những không ảnh hưởng đến hàm và răng bé mà còn hỗ trợ phát triển răng miệng cho bé nha các mẹ. Những tác hại này đều là tự nhận định và truyền tai nhau của các mẹ trong khi trên thực tế đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu có cơ sở khoa học nào khẳng định việc bé ngậm núm giả ảnh hưởng đến hàm và răng.

Các mẹ phương Tây thường cho con ngậm núm ti giả từ nhỏ để con không hình thành các thói quen như mút tay, bặm môi có khả năng gây hại khiến răng miệng phát triển không bình thường. Vậy nên mẹ đừng băn khoăn có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả vì lo có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng bé. Sử dụng các loại núm ty giả chất lượng tốt, đã trải qua nghiên cứu kỹ càng và được chứng nhận bởi các tổ chức nha khoa còn hỗ trợ cho sự phát triển tự nhiên của răng và vòm miệng.

Ví như núm ty giả ChuChuBaby của Nhật đã được Hiệp hội Nha khoa Đức chứng nhận về khả năng hỗ trợ phát triển răng miệng cho bé. Núm ty mỏng không tròn dầy như nhiều loại thông thường có tác dụng làm giảm áp lực lên răng trước và quai hàm. Đảm bảo vùng không gian phía trên lưỡi, không gây áp lực lên răng và cằm giúp bé không bị hô. Núm ty vừa khít với hàm răng của bé, giúp hỗ trợ cho sự phát triển tự nhiên của răng miệng và vòm miệng. Tấm chắn không gây hằn.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả vì bé gắt ngủ, mút tay? (2)

3. Ngậm ti giả giảm nguy cơ đột tử

Cho bé ngậm núm vú giả khi ngủ có thể giảm được tới 90% nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh vì ngạt thở (ngủ úp mặt xuống gối quá mềm, chăn che kín mặt...) Vì khi bé ngậm núm vú giả, lỗ thông hơi của núm vú sẽ là đường truyền không khí cho bé, giúp bé không bị ngạt.

4. Ngậm ti giả giúp cai mút tay cho bé hiệu quả

Trẻ sơ sinh có phản xạ mút tay (chủ yếu là mút ngón tay cái) sau đó dần hình thành thói quen. Thói quen này có những bé duy trì tới cả lúc đi học tiểu học vẫn chưa thể cai được. Không chỉ mất mỹ quan, mất vệ sinh mà còn gây ảnh hưởng tới sự phát triển răng miệng của bé. Mút tay kéo dài khiến xương hàm trên bị hô, răng mọc không đúng vị trí. Hệ quả nghiêm trọng hơn là chức năng nhai bị ảnh hưởng, khả năng phát âm kém hơn.

Lúc này mẹ có nên cho bé ngậm ti giả? Gần như 100% các bé có thể cai mút tay với chiếc núm giả thay thế. Mà ngậm núm ti giả tưởng không tốt lại tốt không tưởng với những lợi ích mà ChuChuBaby vừa phân tích ở trên.

5. Cho trẻ sơ sinh ngậm núm ty giả giúp mẹ có thêm thời gian chăm sóc bé

Mẹ bỉm sữa nào cũng bận rộn với những công việc không tên. Với các cục cưng khó tính, hay cáu ăn cáu ngủ thì càng phải luôn tay luôn chân. Cho bé ngậm núm ti giả giống như một cách để dỗ dành, vỗ về bé cho mẹ có thể tranh thủ thêm thời gian để chuẩn bị đồ ăn dặm hay pha sữa cho bé. Cho bé tự ngậm núm ti giả để thư giãn, tự nằm chơi một mình thật ngoan để mẹ tranh thủ phơi quần áo, rửa bình sữa cho bé… chăm sóc bé tốt hơn.

Mặc dù ngậm núm vú giả mang lại nhiều lợi ích nhưng các mẹ cũng lưu ý không nên lạm dụng cho bé sử dụng kéo dài, khiến bé trở nên phụ thuộc vào núm ti giả. Nghiện núm giả tuy dễ cai hơn là nghiệm mút tay nhưng nếu không nghiện và không cần cai vẫn tốt hơn phải không các mẹ. Hãy giúp bé dần từ bỏ việc sử dụng núm ti giả vào những thời điểm thích hợp như bé đã được khoảng 1 tuổi, sức khỏe tốt, không còn quấy khóc.

Có nên dùng ti giả còn tùy vào tình trạng ăn ngủ và sức khỏe của các bé. Nếu bé ngạt mũi, khó thở không nên cho ngậm ti giả, nếu bé vừa sinh chưa bú mẹ thành thục cũng chưa nên vội sử dụng núm vú giả. Giảm dần thời gian và tần suất sử dụng núm ti giả khi thấy bé có dấu hiệu phụ thuộc vào ti giả: bắt buộc phải có ti giả mới ngủ, khóc lóc khi ti giả rơi ra và mẹ bắt buộc phải đút lại vào miệng cho thì trẻ mới chịu ngủ lại.

Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp được thắc mắc: Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả của các mẹ. Chúc các mẹ chăm con tốt! Truy cập fanpage: Chuchubaby - Chăm con kiểu Nhật hoặc gọi tới số hotline 0916 434 429 (miền Nam) – 0996 161 686 (miền Bắc) nếu mẹ cần thêm thông tin và kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh nhé.

Xem thêm: Có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không?
                       Ty ngậm cho bé loại nào tốt không làm xấu răng bé?

*

Đăng ký nhận tin: