0916.434.429 - 0996.161.686
Mang Thai

Những mốc phát triển quan trọng của thai nhi

Những mốc phát triển quan trọng của thai nhi
Những mốc phát triển quan trọng của thai nhi
Ngay sau khi thụ thai, phôi thai sẽ bắt đầu phân chia và bước vào một quá trình phát triển nhanh chóng. Có rất nhiều điều thú vị có thể bạn chưa biết về sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ở mỗi giai đoạn, mỗi tuần, bé yêu sẽ có những bước tiến vượt bậc và kỳ diệu. Chúng ta hãy cùng điểm qua những cột mốc phát triển quan trọng của thai nhi trong 40 tuần này nhé!


Tuần thứ 8: Lúc này, phôi thai đã là một khối lớn nhiều tế bào mang hình thù của một em bé, có đầu và thân tương đối rõ ràng. Mắt và tai của bé bắt đầu phát triển.

Tuần thứ 12: Các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã được hình thành và bắt đầu hoạt động nhịp nhàng. Bé dài khoảng 5cm. Não bộ đang được phát triển với tốc độ rất nhanh với khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh trong mỗi phút.
Tuần thứ 14 thai nhi bắt đầu phát triển lông tóc

Tuần thứ 14: Thai nhi bắt đầu phát triển tóc, lông mày, lông măng trên cơ thể. Bé yêu ở tuần này nặng khoảng 25g và dài 8-11cm.

Tuần thứ 16: Mẹ bầu có thể bắt đầu nhận thấy sự chuyển động của thai nhi ở trong bụng. Lúc này, bé đã có cân nặng khoảng 80g với những phản xạ tự nhiên. Thậm chí cơ mặt phát triển có thể giúp bé biểu lộ những cảm xúc khác nhau như nheo mắt hay cau mày. Tế bào trứng ở bé gái cũng được hình thành ở buồng trứng trong tuần này.

Tuần thứ 20: Lông tơ, lông mi và móng tay của bé đã được hoàn thiện. Ở tuần này, bé dài bằng khoảng ½ chiều dài lúc sơ sinh. Bé có thể điều khiển được các chuyển động cơ như mút tay và chuyển động rất nhiều trong bụng mẹ.
Bé đã có thể nghe và phản ứng với âm thanh bên ngoài bụng mẹ
Tuần thứ 24: Bé nặng khoảng trên 0.5kg. Ở giai đoạn này, bé có thể nghe được giọng nói bên ngoài bụng mẹ và có những phản ứng với những âm thanh.

Tuần thứ 27: Bây giờ, trông bé không khác gì mấy so với lúc bé chào đời về sau ngoại trừ có vẻ nhỏ và gầy hơn. Hai lá phổi, gan và hệ thống miễn dịch cần thêm thời gian để hoàn thiện. Bé nặng khoảng 1kg, cấu tạo đôi mắt gần như hoàn chỉnh. Bé đã có thể thở nhưng còn rất yếu ớt.

Tuần thứ 32: Bé yêu nặng khoảng gần 1.7kg với móng tay và móng chân đã mọc dài, những sợi lông tơ bắt đầu rụng đi. Bé có thể mở mắt và sử dụng được cả 5 giác quan. Lúc này bé cũng bắt đầu xoay dần ngôi thai với đầu hướng về phía cổ tử cung. Chiều dài bé lúc này khoảng 35-38cm (tính từ đầu tới mông) và 44-55cm (tính từ đầu tới chân).
Thai nhi ở tuần 34 trông đã có vẻ đầy đặn hơn nhờ lớp mỡ

Tuần thứ 34: Các móng tay của bé đã rất dài, khi bé ra đời được vài ngày có thể bạn phải cắt bớt chúng đi. Các chất bảo vệ trên người bé đang dày hơn trong khi lông tơ đã gần như biến mất. Nhờ có lớp mỡ mà trông bé có đầy đặn hơn nhất là ở tay và chân.

Tuần thứ 38: Lớp mỡ vẫn đang dày hơn nhưng sự phát triển đang bắt đầu chững lại. Lúc này, bé đã có phân su và phát triển đầy đủ về cơ quan sinh dục.

Tuần thứ 40: Bé chào đời với cân nặng trung bình khoảng 3-3.5kg, dài 50 cm. Dưới tác động của các hormone từ cơ thể mẹ, bộ phận sinh dục của bé có vẻ hơi to, ngực sưng thậm chí có một số bé còn tiết một ít sữa từ núm vú. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ biến mất sau một vài ngày.
Đăng ký nhận tin: