0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bé 10 tháng tuổi chưa mọc chiếc răng nào có phải là chậm mọc răng không? Trẻ chậm mọc răng sữa có đáng lo không? Có phải do thiếu canxi nên bé chậm mọc răng?

Chậm mọc răng ở trẻ - vấn đề nhiều mẹ quan tâm và thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây:

Như thế nào được coi là chậm mọc răng? 

Trẻ chậm mọc răng là hiện tượng những chiếc răng xuất hiện chậm hơn so với thời gian giới hạn. Mỗi một chiếc răng của bé có một thời hạn nhất định để mọc, bao gồm giới hạn trên và giới hạn dưới. Khi quá “giới hạn trên” 6 tháng mà răng đó chưa mọc thì lúc này mới gọi là chậm mọc răng.

Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân và cách khắc phục (1)


Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Thường là 2 răng cửa dưới mọc trước, sau đó đến tháng 11 bé sẽ mọc tiếp 2 răng cửa trên. Bé 15 tháng có 8 răng cửa. Tháng kế tiếp là 4 răng hàm nhỏ, tháng 27 trẻ mọc 4 răng hàm nhỏ còn lại. Bé sẽ có 20 chiếc răng lúc bé được 2 - 2 tuổi rưỡi.

Đây là tiến trình thông thường, có những bé mọc răng sớm hơn, có bé mọc chậm hơn, chênh vài tháng là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi răng mọc chậm 6 tháng so với các mốc này tức là bé đang bị chậm mọc răng. Ví dụ: bé sẽ mọc chiếc răng cửa đầu tiên vào khoảng 6 – 10 tháng tuổi. 6 là giới hạn dưới, 10 là giới hạn trên. Quá 16 tháng tuổi mà bé vẫn chưa mọc răng cửa mới gọi là chậm mọc răng và cần đưa tới bác sĩ thăm khám.

Nếu bé chậm mọc răng nhưng vẫn đạt các mốc phát triển về chiều cao cân nặng, thể chất khỏe mạnh và tinh thần bình thường thì mẹ không cần lo lắng. Nếu các em bé có thể trạng thấp còi, suy dinh dưỡng, cân nặng chiều cao chậm phát triển, chân tay èo uột, không hoạt bát, ngủ không ngon giấc hay giật mình, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, thóp chậm liền… thì nên thăm khám sớm hơn (vào khoảng sau 12 tháng tuổi).

Trẻ chậm mọc răng có phải do thiếu canxi không?

Chậm mọc răng không nhất định là biểu hiện của việc em bé bị thiếu canxi. Khi ba mẹ thấy con phát triển bình thường về mặt thể chất mà không mọc răng theo như các mốc thời gian chuẩn thì hãy coi đó là một đặc điểm riêng của em bé. Quá 16 tháng mới cần đưa bé đi kiểm tra.

Không tự ý bổ sung canxi cho bé bởi ngoài thiếu canxi còn nhiều nguyên nhân gây chậm mọc răng ở trẻ sẽ được ChuChuBaby liệt kê ngay sau đây.

Lưu ý, nhiều mẹ cho con uống bổ sung vitamin D Flour của Đức để cho con mình chắc răng chắc xương hơn. Đây là sản phẩm phù hợp dùng tại Đức, còn tại Việt Nam do trong nước sinh hoạt có tỉ lệ flour phù hợp rồi, việc cho bé uống thêm vitamin D Flour khiến thừa flour. Thừa flour dễ làm hại men răng của em bé, dễ sâu răng sún răng hơn. Với người lớn và trẻ trên 7 tuổi thường dùng kem đánh răng có flour làm chắc răng, dưới độ tuổi này chỉ nên dùng kem đánh răng cho trẻ em không có flour.

Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân và cách khắc phục (2)


Vì sao trẻ bị chậm mọc răng?

Có nhiều nguyên nhân gây chậm mọc răng ở trẻ nhỏ. Sau nhiều nghiên cứu, chuyên khoa răng hàm mặt đưa ra một số nguyên nhân thường gặp:
- Thiếu canxi: Khả năng cung cấp canxi cho cơ thể kém cũng làm bé bị chậm mọc răng.
- Thiếu vitamin D: Thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng chung tới sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể trong đó có chậm mọc răng vì canxi không thể hấp thu khi thiếu vitamin D.
Thức ăn và ánh nắng mặt trời là hai nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể. Em bé sinh vào mùa đông không được phơi nắng, em bé không được bú mẹ sẽ thiếu hụt một lượng vitamin D đáng kể, cần được bổ sung từ các loại thực phẩm giàu vitamin D phù hợp với độ tuổi.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng: trong chế độ ăn uống hàng ngày cho bé nếu không đủ, không cân đối những dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp hấp thu canxi một cách tốt nhất thì cũng làm cho quá trình mọc răng diễn ra chậm.
Hoặc trẻ hay bị ốm vặt, thường xuyên nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần thì việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng kém.
- Trẻ có cấu trúc bất thường ở nướu răng: Vùng nướu răng của các bé thường xuyên bị viêm nhiễm, nướu răng có cấu trúc dày cũng ảnh hưởng đến việc mọc răng đúng tiến trình.
- Em bé sinh non, sinh đôi: cơ địa yếu nên chậm mọc răng hơn.

Phải làm gì khi trẻ bị chậm mọc răng?

- Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong thực đơn của bé, không nên thiên lệch nhóm dinh dưỡng giàu chất béo vì muốn con tăng cân nhanh. Đặc biệt là với các em bé thấp còi, suy dinh dưỡng, cơ địa yếu càng cần chú ý đến thực đơn ăn uống. Với trẻ đang bú sữa mẹ thì mẹ không nên kiêng khem quá nhều loại đồ ăn, ăn uống bổ sung nhiều dưỡng chất mỗi ngày.
- Với bé sơ sinh, cho bé tắm nắng hàng ngày ít nhất 15 phút vào khoảng thời gian trước 9h sáng và sau 17h.
- Không pha sữa cho trẻ bằng nước rau củ, không trộn lẫn các loại sữa sẽ làm mất đi dinh dưỡng trong sữa.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé để tránh bị viêm nhiễm. Với các em bé có cấu trúc nướu răng quá dày, tham vấn bác sĩ có cần rạch nướu để răng chồi lên hay không.
- Chỉ cho bé uống thêm vitamin D, canxi theo sử chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Tự ý sử dụng cho bé quá liều có thể khiến bé bị ngộ độc.

Xem thêm: Bé chậm mọc răng, phải làm sao?

Liên hệ Chuchubaby:


Đăng ký nhận tin: