0916.434.429 - 0996.161.686
Sức Khoẻ

Trẻ tiêm phòng muộn, gián đoạn tiêm chủng có sao không?

Trẻ tiêm phòng muộn, gián đoạn tiêm chủng có sao không?
Trẻ tiêm phòng muộn, gián đoạn tiêm chủng có sao không?
Vừa qua theo lịch tiêm chủng mở rộng 2019 cho trẻ em rất nhiều ba mẹ đã đưa các bé đi chích ngừa phòng bệnh. Tuy nhiên, vì một số lý do cả chủ quan và khách quan như bé bị ốm, ba mẹ quên không đưa bé đi tiêm, hết vắc xin… mà nhỡ việc tiêm phòng đúng thời điểm.

Vậy trẻ tiêm phòng muộn thì có làm sao không, ba mẹ cần phải làm gì khi việc tiêm chủng cho trẻ bị gián đoạn? Ba mẹ hãy cùng ChuChuBaby tìm lời giải đáp tại bài viết.

Tiêm chủng muộn làm giảm hiệu quả trong việc phòng bệnh cho bé
 

Trong từng giai đoạn phát triển của trẻ việc tiêm chủng kịp thời tạo điều kiện cho vắc xin phòng bệnh phát huy hiệu quả tốt nhất. Ví dụ trẻ 2 tháng tuổi phải vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B - viêm màng não do Hib mũi 1 (vắc-xin 5 trong 1), 9 tháng phải tiêm vắc xin sởi. Điều này đồng nghĩa với việc nếu ba mẹ cho bé đi tiêm phòng chậm, bỏ qua thời điểm chỉ định thì hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm so với tiêm đúng ngày đúng lịch.

Trẻ tiêm phòng muộn, gián đoạn tiêm chủng có sao không? (1)


Các nhà sản xuất và các nhà khoa học đã nghiên cứu đưa ra thời điểm tối ưu và khoảng cách tối ưu để đưa vắc xin vào cơ thể giữa các mũi tiêm nhằm tăng hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ bé tốt hơn. Khi chúng ta có sự trì hoãn thì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng bảo vệ.

Tuy nhiên, hiệu quả giảm chứ không phải mất hiệu quả bởi vậy sau đó ba mẹ sớm thu xếp đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được tư vấn và tiêm bù luôn. Và lưu ý những lần chỉ định tiêm sau để không bỏ lỡ thời điểm vàng củng cố, bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.

Các trường hợp phải hoãn tiêm chủng vì sức khỏe của bé không đảm bảo

- Trẻ đẻ ra cân nặng thấp, dưới 2kg thì hoãn những mũi tiêm sơ sinh.
- Khi trẻ đang bị ốm, sốt cũng dừng tiêm thời gian đó.
- Trẻ mắc bệnh mãn tính trong giai đoạn tiến triển thì không nên đưa trẻ đi tiêm.

Nếu bé nhà mình đang có vấn đề về sức khỏe ba mẹ nên đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn cụ thể. Tùy theo từng loại vắc xin và bệnh lý cụ thể, cán bộ y tế có thể tư vấn tiêm bù cho trẻ thích hợp nhất.

Trẻ tiêm phòng muộn, gián đoạn tiêm chủng có sao không? (2)


Gián đoạn tiêm chủng vì thiếu vắc xin

Một số mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng gặp phải tình trạng thiếu hoặc hết không đáp ứng đủ nhu cầu chích ngừa cho trẻ em, đặc biệt là vắc xin 5 trong 1. Trong trường hợp này ba mẹ có thể lựa chọn giải pháp tiêm vắc xin dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín, đã qua kiểm định.

Với vắc xin 5 trong 1 thì nhà sản xuất và tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm có thể du di từ 4 tuần đến 8 tuần. Và thời gian tối đa cho phép để bé tiêm các mũi vắc xin 5 trong 1 là 12 tháng tuổi. Có nghĩa là trong thời gian gián đoạn cho phép thì ba mẹ có thể an tâm cho con nhận mũi tiêm bổ sung, điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.

Các loại vắc xin không được gián đoạn tiêm chủng quá lâu

- Vắc xin viêm gan B mũi 0 cần tiêm trong 24h đầu sau sinh.
- Vắc xin BCG phòng bệnh lao cần tiêm trong tháng đầu tiên sau sinh.
- Vắc xin sởi cần tiêm khi bé 9 – 11 tháng tuổi, thời điểm tiêm tốt nhất là bé được 9 tháng.
- Vắc xin 5 trong 1 tiêm kéo dài đến 12 tháng tuổi
- Trong tiêm chủng mở rộng vắc xin phối hợp không tiêm khi bé đã quá 1 tuổi. Trên 1 tuổi có vắc xin khác để dùng cho bé.

Hãy lắng nghe khuyến cáo và tham vấn chỉ thị của cán bộ y tế cho từng trường hợp để được tiêm bổ sung thích hợp khi bé bị chậm và gián đoạn tiêm chủng.

 
 

Đăng ký nhận tin: